Đám cưới giả đi mỹ

-

Được định cư và làm việc tại Mỹ là giấc mơ của nhiều người Việt nói chung, Vì vậy họ đã và đang tìm nhiều cách đến sinh sông tại Mỹ. Người thì tiếp tục chờ đợi trên 10 năm theo diện đoàn tụ, người thì đi theo diện du lịch, thăm thân rồi trốn lại đó. Đường nhanh nhất là kết hôn với một công dân hay một thường trú nhân hợp pháp ở Mỹ.

Bạn đang xem: Đám cưới giả đi mỹ


Đa số các hình thức hôn nhân giả bằng một hợp đồng thoả thuận cá nhân. Vì vậy hoàn toàn không có giá trị về mặt pháp lý. Chung Quy hình thức nào cũng phải chứng minh cho Sở di trú Hoa kỳ rằng mối quan hệ của 2 bên đều xuất phát từ tình cảm thật sự chứ hoàn toàn không vì mục đích định cư Mỹ. Sau thời gian có thẻ xanh họ sẽ li hôn.
Vì đã có rất nhiều trường hợp sử dụng cách trên nên nhân viên Sở Di trú kiểm tra rất chặt và mỗi năm có hàng trăm trường hợp người Việt bị trục xuất về nước và cấm nhập cảnh vĩnh viễn vào Mỹ khi bị phát hiện là kết hôn giả.
Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Pew, năm 2011 có 40,4 triệu người nhập cư đang sinh sống tại Mỹ, có đến 11,5 triệu người nhập cư và cư trú bất hợp pháp. Việt Nam chiếm khoảng 170 nghìn (chiếm 2%).
Tại Hoa Kỳ, Sở Di trú Hoa Kỳ (USCIS) rất nghiêm khắc với nạn kết hôn giả, cơ quan này có thể được phép phạt với một bản án tù giam đến 10 năm và buộc phải nộp tiền phạt lên đến $ 250.000 tiền phạt.
*

M là nhân viên của công ty dịch vụ du lịch tại TPHCM, có thân nhân trong gia đình định cư tại Mỹ. Không hiểu người thân này dụ dỗ những gì mà M và gia đình đồng ý mai mối để kết hôn giả với một Việt kiều có quốc tịch Mỹ, mục đích được bảo lãnh để định cư Mỹ, hoàn toàn không chung sống như quan hệ vợ chồng, sau khi định cư, đủ thời hạn ly hôn theo pháp luật Mỹ thì sẽ ra tòa làm thủ tục chia tay! Việc kết hôn, làm thủ tục, vấn đề tiền bạc, chi phí đi lại cho “chú rể”... đều có thỏa thuận, lập thành văn bản viết tay với các điều khoản rõ ràng. Nhưng.....
Không biết đã được ai tư vấn, làm các thủ tục, đặc biệt là phần nghi thức cưới xin theo phong tục của người Việt Nam, rồi việc chuẩn bị các giấy tờ tài liệu, hình ảnh... được hai bên chuẩn bị rất chu đáo, mọi thứ có thể nói là y như thật! Chính vì “kịch bản” này mà trong thời gian lưu trú ở Việt Nam để làm các bước đăng ký và tiến hành nghi thức kết hôn “chú rể” đã... phải lòng “cô dâu”. Sau lễ cưới, “chú rể” không về ở tại khách sạn như thỏa thuận mà về ở hẳn trong nhà của M.
Cũng không biết đã nghe ai bày vẽ: Đã là vợ chồng thì phải chụp cảnh hai người ở chung, ngủ chung trông thật... sexy thì khi phỏng vấn người ta mới tin tưởng và cấp visa cho. Vì vậy, M. đã mua máy ảnh về để hai người dàn cảnh chụp tự động. M không ngờ đây là giai đoạn mà “chú rể” đã “bẻ chìa” đòi làm chồng thật và đêm hôm ấy “tai nạn” đã xảy ra... Biết nói với ai, tố cáo với ai đây trong khi hai người đã chính thức đăng ký kết hôn và làm đám cưới (!?).

Xem thêm: Seohyun Và Luhan Hẹn Hò Với Seohyun, Fan Exo Chửi Bới Taeyeon Và Tifffany (Snsd)


Trong thực tế, có cả những trường hợp đã được xuất cảnh sang nước ngoài, nghĩ là hợp đồng về cơ bản đã thực hiện xong. Tuy nhiên, tại xứ người, vẫn có trường hợp người đàn ông đã không giữ đúng lới hứa, giở trò: Đòi làm chồng thật hoặc chỉ “đòi” để thỏa mãn nhu cầu về sinh lý. Nếu không đồng ý sẽ bị họ gây khó đủ điều, không chịu ly hôn, thậm chí có trường hợp còn dọa sẽ tố cáo việc kết hôn giả tạo, vi phạm luật nhập cư...
Việc thỏa thuận kết hôn giả là một hành vi vi phạm pháp luật và việc sử dụng giấy chứng nhận kết hôn đó để bảo lãnh xuất cảnh cũng là vi phạm luật nhập cư của cả Mỹ và Việt Nam.
Trường hợp của chị M., và các trường hợp tương tự khác, về mặt pháp lý hai người đã là vợ chồng. Nếu không có bằng chứng nào cho rằng việc kết hôn là giả tạo và cũng không có cơ quan chức năng nào xử lý, như hủy bỏ hoặc thu hồi giấy chứng nhận kết hôn thì hôn nhân của hai người mặc nhiên được pháp luật công nhận, bảo vệ và đương nhiên phát sinh các quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, trong đó có quyền sống chung, cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình...
Đương nhiên, giữa hai bên thường có thỏa thuận bằng miệng hoặc bằng giấy tay, song những thỏa thuận như vậy chỉ mang tính ràng buộc nội bộ với nhau, khi xảy ra tranh chấp xảy không một ai lấy bằng chứng để nhờ pháp luật đứng ra giải quyết.
Cho nên, có nhiều trường hợp đương sự phải “ngậm bồ hòn làm ngọt”, nếu một bên lật lọng, “bẻ chìa” như trường hợp của Chị M., hoặc có những trường hợp qua phỏng vấn bị nghi ngờ hôn nhân giả tạo, họ đã bị cơ quan chức năng từ chối cấp hôn thú, từ chối cấp visa, hoặc xuất cảnh được phải sống trong nơm nớp lo sợ, vì nếu bị phát hiện vẫn có thể bị trục xuất về nước. Cũng có người gặp thuận lợi khi xuất cảnh nhưng lại gặp khó khi ly hôn, do “người kia” không hợp tác, không tạo điều kiện, để ly hôn được cũng rất vất vả nơi xứ người.
Ngoài ra, có những trường hợp, không đi được hoặc nửa chừng đương sự không chịu bảo lãnh thì khó có thể kiện để đòi lại tài sản, coi như “tiền mất tật mang”, mà sự mất mát tiền bạc này không hề nhỏ so với thu nhập của người Việt Nam.
Cho nên, đây cũng là bài học chung cho những ai có tư tưởng xuất ngoại bằng việc hôn nhân giả. Cả hai vừa vi phạm pháp luật vừa đối diện với nhiều rủi ro, bất trắc không lường trước được.
Đi nhờ chiếc vé hôn nhân giả - cạm bẫy ngọt ngào với cái giá phải trả có khi mất cả cuộc đời vẫn chưa hết nợ.
+ Buổi gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với đại diện đến từ Hoa kỳ EB3 - 30.06.2018
+ Người dẫn đường visa EB3: Từ cách nhìn của những người “bị lừa đảo” ?
*

*

+ Buổi gặp gỡ và trao đổi trực tiếp với đại diện đến từ Hoa kỳ EB3 - 30.06.2018
+ Người dẫn đường visa EB3: Từ cách nhìn của những người “bị lừa đảo” ?