Cách sử dụng thước đo độ

-

Hôm nay I.T.C Việt Nam sẽ giới thiệu tới các bạn một số khái niệm liên quan tới công cụ quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, đó chính là thước đo góc cơ khí và hướng dẫn sử dụng thước đo góc thế nào cho chính xác.

Bạn đang xem: Cách sử dụng thước đo độ

Thước đo góc cơ khí là gì?

Thước đo góc (hay còn gọi là dụng cụ đo góc, thước đo độ) là một dụng cụ đo chính xác được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực xây dựng, cơ khí, giáo dục học tập hay kỹ thuật…Thước đo góc có nhiều kích thước và hình dạng khác nhau, trên thước được đánh dấu các vạch chia độ là đơn vị được sử dụng để đo. Một số loại thước đo góc làm các số đo ở 2 vòng cung theo 2 chiều ngược nhau để việc sử dụng thuận tiện hơn.Thước đo góc cơ khí có cấu tạo khá đơn giản và thường được làm từ nhựa hoặc kim loại, với các vạch số, hình dạng cố định theo một góc nhất định hoặc có thể điều chỉnh để lựa chọn các góc khác nhau theo mục đích của người sử dụng.

*

Các loại thước đo góc phổ biến hiện nay

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại thước đo góc khác nhau đang được sử dụng. Có thể phân chia đơn giản chúng thành các loại như sau:

Phân loại thước đo góc theo cách sử dụng:

Thước đo góc điều chỉnh bằng tayThước đo góc điện tử

Phân loại thước đo góc theo góc đo:

Thước đo góc 90 độ (ê-ke, thước đo góc vuông)Thước đo góc 360 độThước đo góc 45 độThước đo độ thẳng (đo góc 180 độ)Thước đo góc bán nguyệtThước đo góc 320 độThước đo góc 135 độThước đo góc 60 độ

Phân loại thước đo góc theo thương hiệu:

Thước đo góc BoschThước đo góc ShinwaThước đo góc Mitutoyo…

Ngoài ra, cũng có thể phân loại thước đo góc theo công dụng (có thể đo được một góc hoặc nhiều góc) thước đo góc vạn năng (thước đo góc đa năng), thước đo góc nghiêng (thước đo mặt phẳng nghiêng).

*

Cách đo góc bằng thước đo độ

Tuỳ từng loại thước đo góc được dùng mà cách sử dụng chúng sẽ khác nhau, nhưng nhìn chung, chúng ta vẫn căn cứ vào đơn vị đo (số độ) trên vạch thước để xác định.

Hướng dẫn sử dụng thước đo góc tổng quan

Cách đo chung với tất cả các loại thước đo góc cơ khí (trừ thước đo điện tử) là:

Chúng ta đặt thước sao cho phần tâm thước, góc của thước trùng với góc (hoặc đỉnh) của chi tiết và 1 cạnh của góc đi qua vạch 0 độ trên thướcCạnh còn lại chạm ở bao nhiêu độ thì đó chính là số đo của góc, hoặc có thể căn cứ số đo trên thước để chọn, tính ra góc đo cần thực hiện

Cách đo góc bằng thước đo độ với từng loại

Thước đo góc vuông:

Đặt thước vào vị trí cần đo, phần góc vuông của thước chạm vào góc của chi tiết, 1 cạnh của thước trùng với 1 cạnh của chi tiết. Nếu cạnh còn lại của thước và chi tiết trùng nhau —› chi tiết chuẩn 90 độ. Nếu 2 cạnh không trùng nhau thì có nghĩa là ngược lại (lớn hơn hoặc nhỏ hơn 90 độ).

Thước đo góc 360 độ:

Đặt vạch số 0 trên thước trùng với 1 cạnh của chi tiết.. Quan sát cạnh còn lại của chi tiết, nó trùng với vạch chia độ nào trên thước thì đó chính là kết quả hoặc quan sát số độ trên thước để chọn ra góc đo cần sử dụng.

Xem thêm: Thực Đơn Nấu Bột Cho Bé Ăn Dặm Cho Trẻ 6 Tháng Tuổi Đầy Đủ Dưỡng Chất

Thước đo góc 45 độ:

Cách thực hiện giống với cách đo của thước đo góc vuông.

Thước đo độ thẳng:

Cách đo của loại thước này khá đơn giản, chỉ cần đặt thước lên mặt phẳng và quan sát bằng mắt thường. Nếu có ánh sáng lọt qua thì nghĩa là mặt phẳng không đều, có dấu hiệu lệch, cong. Còn nếu không có ánh sáng đi qua thì có nghĩa chi tiết đạt chuẩn.

Thước đo góc bán nguyệt:

Đặt thước sao cho vạch 0 độ trên thước trùng với 1 cạnh của chi tiết. Cạnh còn lại của góc cần kiểm tra trùng với vạch chia độ nào của thước thì đó là kết quả đo. Một số loại thước đo bán nguyệt có thiết kế thêm một thanh dài để điều hướng đo và hỗ trợ việc đo, đọc chỉ số chính xác hơn.

*

Thước đo góc 320 độ:

Đây là một dạng thước đo đa năng có cấu tạo khá phức tạp nhưng lại rất linh hoạt và có thể đo được nhiều loại góc khác nhau. Để sử dụng được, chúng ta cần:

Nới lỏng vít cố địnhĐiều chỉnh thanh gá theo góc cần đoĐặt thước vào vị trí cần đo, điều chỉnh thanh gá và thanh đo cố định trùng với góc cần đo rồi cố định vít để đọc số đo. Hoặc bạn có thể áp thanh gá vào bề mặt chi tiết, điều chỉnh thanh đo tới góc cần lấy rồi đánh dấu vạch để thực hiện công việc của mình

Thước đo góc 60 và 135 độ:

Cách thực hiện giống với cách đo của thước đo góc vuông và góc 45 độ.

Trên đây là một số thông tin cơ bản mà bạn cần biết về các loại thước đo góc cơ khí hiện nay trên thị trường. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho các bạn.

I.T.C Việt Nam là đơn vị chuyên nghiệp trong việc cung cấp các sản phẩm Bảo hộ lao động - Dụng cụ cầm tay - Thiết bị Công nghiệp chính hãng tại Việt Nam, là nhà phân phối chính thức các thương hiệu lớn trên thế giới như Stanley, Makita, Bosch hay Kawasaki…Tới với chúng tôi, khách hàng không chỉ tìm được mọi sản phẩm mình cần một cách nhanh nhất, mà còn được hỗ trợ bởi đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiệt tình cùng một chất lượng vượt trên cả sự hài lòng.